Rủi ro luôn rình rập quanh ta, nhất là trong các chuyến outing đến một không gian mới lạ: núi rừng, biển đảo,…., nơi hầu như không có các dịch vụ hỗ trợ trên đường. Các chuyến dã ngoại dành cho các doanh nghiệp có thể liệt kê như team building trong rừng, chạy 3 môn phối hợp, trekking leo núi, chèo bè hơi trên biển,… Quản lý rủi ro cho các hoạt động này là rất quan trọng để đảm bảo an toàn, tối đa hóa tác động tích cực của trải nghiệm và góp phần vào sự thành công của chương trình.
Phân loại các rủi ro bao gồm:
- Về điểm đến: Môi trường hoang dã tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro như vách cao, sông sâu hay thú dữ. Nhận thức về an toàn phòng cháy chữa cháy tại cơ sở lưu trú cũng cần quan tâm.
- Về hoạt động: Tai nạn trong các hoạt động dã ngoại như leo núi, bơi lội,… Bảo đảm an toàn thực phẩm để có đồ ăn và thức uống tốt cho sức khỏe.
- Về thời tiết: Thời tiết xấu có thể làm hỏng kế hoạch hay gây nguy hiểm cho các hoạt động ngoài trời. Khí hậu Việt Nam đa dạng và có sự khác biệt từ nam ra bắc. Bạn nên chọn địa phương có thời tiết phù hợp cho sự kiện của mình.
- Về sức khỏe: Các vấn đề sức khỏe cá nhân của thành viên trong đội như dị ứng, bệnh tật, hoặc tình trạng thể lực không tốt.
- Về tổ chức: Lịch trình bị thay đổi, thiết bị thiếu hay chất lượng kém, đội ngũ giám sát không có chất lượng,…
- Về đội ngũ: Mâu thuẫn hoặc xung đột giữa các thành viên trong đội, dẫn đến sự không hợp tác hay hợp tác kém hiệu quả.
Dưới đây là một số hướng dẫn các lập kế hoạch quản lý rủi ro trước hoạt động:
- Điểm đến: Liên hệ với chính quyền địa phương hay ban quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên để biết các quy định về an toàn. Tuân thủ tuyệt đối các quy định liên quan đến các hoạt động ngoài trời do địa phương quy định. Phát hiện những rủi ro có thể xảy ra như địa hình không bằng phẳng, các vách núi cao, vùng nước sâu, các dòng nước chảy xiết, động vật hoang dã,… Đảm bảo có hệ thống liên lạc đáng tin cậy để nhanh chóng tiếp cận tất cả những người tham gia và lãnh đạo nhất là những nơi không có sóng điện thoại. Trong một số trường hợp, máy bay không người lái có thể được sử dụng để giám sát hoạt động và tìm kiếm người lạc đường trong các địa hình khó khăn.
- Giám sát: Lập bộ phận giám sát, người hỗ trợ, hay người hướng dẫn bảo đảm có trình độ và kinh nghiệm khi chỉ đạo các hoạt động ngoài trời, ứng phó kịp thời với các trường hợp khẩn cấp và có kỹ năng sơ cấp cứu. Thiết lập một chuỗi chỉ huy và phương thức liên lạc rõ ràng cho các tình huống khẩn cấp, để mọi người biết phải báo cáo cho ai và báo cáo như thế nào.
- Kế hoạch ứng phó khẩn cấp: Thiết lập các quy trình ứng phó với thương tích, trường hợp khẩn cấp hay tai nạn. Đảm bảo dễ dàng tiếp cận các bộ dụng cụ sơ cứu, phương tiện di chuyển và cơ sở y tế gần nhất và có kế hoạch liên hệ với các dịch vụ khẩn cấp nếu cần.
- Người tham gia: Có thông tin về tình trạng sức khỏe của người tham gia. Đánh giá khả năng tham gia an toàn của họ trong hành trình dự kiến hay điều chỉnh hoạt động cho phù hợp với trình độ thể chất và kinh nghiệm của nhóm. Tránh các hoạt động quá vất vả hoặc nguy hiểm đối với những người tham gia ít kinh nghiệm hơn. Người tham gia cần ăn uống đủ chất dinh dưỡng, ngủ đủ giấc và tập thể lực trước khi xuất phát ít nhất 2 – 3 tuần (đi bộ, chạy bộ…) để rèn sức bền cho cơ thể. Cần hoạt động thể dục tạo sự linh hoạt của cơ bắp, khớp,… trước trước xuất phát. Tuyệt đối chấp hành mệnh lệnh của người hướng dẫn trong tất cả các hoạt động, nhất là trong các tình huống khẩn cấp.
- Tập huấn an toàn: Chia sẻ trước chi tiết về hành trình, quy tắc và quy trình an toàn với người tham gia. Nêu bật những rủi ro chính và các thủ tục khẩn cấp có thể gặp. Đảm bảo người tham gia hiểu các quy trình an toàn và quy trình khẩn cấp. Đảm bảo mọi người cùng nhau làm việc tốt và giải quyết mọi xung đột hay hành vi rủi ro một cách nhanh chóng nếu có.
- Kiểm tra thiết bị: Đảm bảo rằng tất cả các thiết bị ngoài trời, cho dù đó là dây thừng, dây đai an toàn hay thiết bị bảo hộ, đều được bảo trì đúng cách và đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn. Cung cấp cho người tham gia có quần áo, mũ bảo hiểm hay áo phao phù hợp. Đặc biệt trong vùng đồi núi xa xôi, cần có thiết bị xác định tọa độ qua thiết bị GPS để theo dõi vị trí của người tham gia.
- Dự báo thời tiết: Thường xuyên theo dõi các dự báo thời tiết trước và trong ngày diễn ra sự kiện. Chuẩn bị sẵn kế hoạch dự phòng khi thời tiết khắc nghiệt, chẳng hạn như dời lịch hay chuyển vào trong nhà. Có kế hoạch linh hoạt để sẵn sàng điều chỉnh hoạt động hay địa điểm dựa trên sự thay đổi đột ngột của thời tiết để tránh những rủi ro không đáng có.
Sau sự kiện, hãy xem xét mức độ quản lý rủi ro tốt như thế nào. Thảo luận về mọi sự cố, tình huống suýt xảy ra hoặc mối lo ngại về an toàn để cải thiện các hoạt động trong tương lai. Thu thập ý kiến từ người tham gia về mức độ an toàn mà họ cảm thấy và liệu họ có nhận thấy bất kỳ rủi ro tiềm ẩn nào không. Phản hồi của họ có thể giúp cải tiến cách tiếp cận của bạn.
Với phương châm “Risk in mind, safe on field”, Exotic Vietnam nhận thức được những rủi ro tiềm ẩn đồng thời thực hiện các bước chủ động để đảm bảo an toàn trong mọi hoạt động. Hãy tham gia các chương trình team building do Exotic Vietnam tổ chức nhằm củng cố đội ngũ, cảm nhận thiên nhiên và tiềm hiểu văn hóa địa phương với các phương án quản lý rủi ro cẩn trọng.