Sân bay quốc tế Long Thành, động lực phát triển du lịch TP.HCM và Đông Nam Bộ

Sân bay Quốc tế Long Thành, một trong những dự án hạ tầng giao thông quan trọng nhất của Việt Nam, được xây dựng tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, cách TP. Hồ Chí Minh (TP.HCM) khoảng 40 km về phía đông. Sân bay Long Thành dự kiến sẽ hoàn thành giai đoạn 1 vào năm 2025 với công suất phục vụ khoảng 25 triệu hành khách mỗi năm và vận chuyển 1,2 triệu tấn hàng hóa. Sau giai đoạn 1, sân bay sẽ tiếp tục được mở rộng theo các giai đoạn tiếp theo, với mục tiêu hoàn thành toàn bộ dự án vào khoảng năm 2040 với công suất tối đa khoảng 100 triệu hành khách mỗi năm và vận chuyển 5 triệu tấn hàng hóa.

Khi hoàn thành, sân bay sẽ là một trong những cảng hàng không lớn nhất và hiện đại nhất trong khu vực Đông Nam Á, có tiềm năng trở thành một trung tâm trung chuyển lớn, cạnh tranh với các sân bay hàng đầu khu vực như Changi (Singapore), Kuala Lumpre (Malaysia) hay Suvarnabhumi (Thái Lan). Đây không chỉ là một công trình mang tầm cỡ quốc gia mà còn có tác động sâu rộng đến sự phát triển kinh tế và du lịch của TP.HCM và Đông Nam Bộ.

Sân bay Long Thành
Ảnh: Internet

Tăng cường khả năng tiếp cận và kết nối quốc tế

Sân bay Long Thành sẽ trở thành một trung tâm hàng không quốc tế lớn, giúp kết nối trực tiếp Việt Nam với nhiều quốc gia trên thế giới. Điều này giúp giảm áp lực cho sân bay Tân Sơn Nhất và thu hút du khách quốc tế đến TP.HCM và Đông Nam Bộ dễ dàng hơn nhờ có thêm nhiều chuyến bay trực tiếp từ các quốc gia lớn.

Sân bay Long Thành
Ảnh: Internet

Thúc đẩy phát triển hạ tầng du lịch

Việc xây dựng sân bay Long Thành sẽ kéo theo sự phát triển đồng bộ của hạ tầng giao thông và du lịch tại TP. HCM và Đông Nam Bộ. Với sự kết nối hạ tầng giao thông như đường cao tốc, đường sắt và hệ thống xe buýt từ sân bay đến TP.HCM, Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, du khách có thể dễ dàng di chuyển giữa các điểm đến. Điều này sẽ thúc đẩy lượng khách đến thăm các địa danh du lịch nổi tiếng như TP.HCM (du lịch MICE, văn hóa, ẩm thực và giải trí), Bình Dương (du lịch làng nghề và di tích lịch sử), Vũng Tàu (du lịch biển, nghỉ dưỡng), Tây Ninh (du lịch tâm linh) và Đồng Nai (du lịch sinh thái).

Sân bay Long Thành
Ảnh: Internet

Kích thích đầu tư vào lĩnh vực du lịch và các ngành kinh tế khác

Việc có một sân bay quốc tế lớn sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào các khu du lịch, resort, nhà hàng, khách sạn và các dịch vụ liên quan khác. Điều này không chỉ giúp tăng cường cơ sở hạ tầng du lịch mà còn thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế liên quan như bất động sản du lịch, thương mại và dịch vụ. Các khu vực lân cận, đặc biệt là tỉnh Đồng Nai, sẽ thu hút thêm đầu tư trong và ngoài nước, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Sân bay Long Thành
Ảnh: Exotic Vietnam

Những yếu tố trên làm cho sân bay Long Thành không chỉ là một cảng hàng không lớn mà còn là một công trình biểu tượng cho sự phát triển hiện đại và hội nhập của Việt Nam. Trong tương lai gần, sân bay Long Thành sẽ là một yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của du lịch MICE tại TP.HCM và Đông Nam Bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức các sự kiện quốc tế và nâng cao trải nghiệm của khách tham dự. Với vai trò là một DMC chuyên nghiệp tại TP.HCM, Exotic Vietnam là một đối tác tin cậy trong tư vấn điểm đến, lên kế hoạch sự kiện, đàm phán & kết nối các nhà cung cấp dịch vụ từ vận chuyển, lưu trú, ăn uống đến tham quan,… để tạo ra sự trải nghiệm đặc sắc cho khách hàng. Hãy liên hệ với chúng tôi cho sự kiện MICE sắp đến của bạn, www.exotic.vn.